Thông tin về thuốc mê
Đây là một dạng thuốc ức chế thần kinh trung ương, sử dụng với một liều nhất định nhằm các mục đích khác nhau. Thuốc sẽ khiến cho bệnh nhân mất ý thức tạm thời, mất cảm giác, không còn cảm thấy đau đớn và không thể phản xạ, hoạt động. Khi sử dụng thuốc mê mọi chức năng khác như hô hấp, chuyển hóa, bài tiết, tuần hoàn,…vẫn được duy trì.
Thuốc mê mỗi loại đều sẽ có liều lượng giới hạn tối đa. Khi sử dụng quá liều hoặc liều cao sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Bên cạnh đó, khi sử dụng với liều quá thấp lại không đủ khả năng gây mê bệnh nhân hoàn toàn. Chính vì vậy, vai trò của bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn trong trường hợp này rất quan trọng. Họ là người tính toán, phân tích và đưa ra liều lượng thuốc mê cần dùng chính xác nhất, tương ứng với tình trạng bệnh, sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ cần phải sử dụng một lượng vừa đủ sao cho vẫn có thể gây mê mà không gây ngộ độc.
Theo thời gian, có nhiều loại thuốc mê được phát minh và đưa vào sử dụng. Một số loại được sử dụng cho đến tận bây giờ, tuy nhiên có một số loại thì đã bị loại bỏ vì:
- Chất lượng gây mê kém
- Độc tính cao
- Có nhiều tác dụng phụ
Phân loại thuốc mê hiện nay
Dựa vào đặc điểm, tính chất của từng lạoi mà hiện nay thuốc mê được chia ra làm 2 nhóm chính đó là:
- Thuốc mê đường hô hấp: Những loại thuốc này thường có thể khí hoặc thể lóng bốc hơi. Thuốc sẽ được đưa vào người cơ thể bệnh nhân qua đường hô hấp, bệnh nhân sau khi hít vào thuốc sẽ đi qua phế nang sau đó ngấm vào máu.
- Thuốc mê đường tĩnh mạch: Những loại thuốc này được đưa vào cơ thể thông qua đường truyền dịch- tức là tiêm tĩnh mạch. Đây là các loại thuốc thuộc nhóm Barbituric, nhóm Benzodiazepin, nhóm ức chế thần kinh (Beuroleptic), nhóm gây ngủ (Hynotic).
Cơ chế tác dụng của thuốc mê
Cơ chế chung của thuốc mê chính là ngấm vào máu, tác động tới hệ thần kinh trung ương dù bạn có đưa vào cơ thể bằng đường hô hấp hay tĩnh mạch. Trình tự sử dụng thuốc mê như sau:
Vỏ não -> vùng dưới vỏ não -> tủy sống -> làm mất ý thức -> ức chế thần kinh vận động.
Những cơ chế tác dụng được quan tâm nhiều nhất liên quan đến thuốc mê đó là:
1. Cơ chế lý hóa
Hiệu lực và đặc tính gây mê có tác động qua lại và mật thiết với tính hoàn tan của Lipid có trong thuốc mê. Thuốc mê khiến cho màng sinh học căng ra đến một thể tích giới hạn nào đó, sau đó sẽ xảy ra tình trạng gây mê. Thuốc mê khi phản ứng với Protit cũng khiến cho màng sinh học căng ra. Những thay đổi của cấu trúc màng tế bào đã khiến cho não, hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng và kết quả là gây mê.
2. Cơ chế sinh lý, sinh hóa thần kinh
Thuốc mê có khả năng ngăn cản sự dẫn truyền của thần kinh tại nơi tiếp hợp.
- Vị trí trước nơi tiếp hợp: Do tác dụng ức chế Acetylcholin của Axit Gamma Aminobutyric hoặc liên quan tới sự giảm phóng thích Acetylcholin.
- Vị trí sau nơi tiếp hợp: Do sự gia tăng phân cực của màng sau hoặc sự giảm xuống nhạy cảm Acetylcholin.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, thuốc mê tác động lên các ty lạp thể. Hệ quả của quá trình này chính là làm mất ổn định của các màng, giảm hấp thu Ca++ và giảm chức năng thần kinh trung ương.
Các giai đoạn khi sử dụng thuốc mê, gây mê
Quá trình của hôn mê và các giai đoạn của bệnh nhân sau khi thuốc ngấm đó là:
- Giai đoạn giảm đau: Lúc này người bệnh vẫn còn tỉnh nhưng có cảm giác buồn ngủ, kích thích giảm đau.
- Giai đoạn kích thích: Vỏ não đang bị ức chế, bệnh nhân dần dần mất ý thức. Tuy nhiên trong trạng thái này bệnh nhân thường hung hăng, giãy giục, nôn ói, gây rối….
- Giai đoạn phẫu thuật: Bệnh nhân rơi vào trạng thái mất ý thức, không thể phản xạ, hô hấp đều, nông dần, ngừng cử động mắt.
- Giai đoạn liệt hành tủy: Tê liệt hô hấp do thuốc mê gây ức chế và vận mạch ở hành tủy. Bệnh nhân có thể tử vong từ 3-4 phút và ngừng tim, ngừng hô hấp.
Lưu ý khi dùng thuốc mê gây mê cho bệnh nhân
Chính vì thế nếu thuốc mê không được đưa vào đúng lúc cũng như tính toán liều lượng kĩ càng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Khi sử dụng một lượng vừa đủ, khi thuốc mê hết, tác dụng ức chế cũng hết và các chức năng phục hồi khác hoạt động lại bình thường.
Điều quan trọng nhất để thuốc mê không có các tác dụng phụ ngoài ý muốn, người bệnh nên cung cấp hồ sơ bệnh án cũng như chia sẻ tất cả thông tin về sức khỏe của mình cho bác sĩ. Hơn thế nữa, người bệnh cần tuân thủ đúng những lịch khám, phương pháp chữa bệnh và điều trị của bác sĩ để điều trị bệnh tốt nhất.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy tác dụng của thuốc mê được ứng dụng mạnh mẽ trong y khoa và phẫu thuật. Bác sĩ, những người có chuyên môn chính là những người đóng vai trò quyết định thuốc mê có phát huy đúng và hết tác dụng hay không. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc.